10+ Thuật Ngữ Ngành In Ấn Mà Bạn Cần Biết

10+ thuật ngữ ngành in ấn cơ bản được In Bao Bì Quốc Minh chia sẻ qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cùng kinh nghiệm cần nắm, theo dõi ngay nhé!

Đối với mỗi nhà thiết kế hoặc những bạn hứng thú với ngành in ấn nói chung và in ấn bao bì nhựa nói riêng, thì việc nắm rõ và hiểu cách hoạt động trong ngành là điều hết sức quan trọng.

Vậy để hiểu hơn về các thuật ngữ ngành in ấn cùng một số thông tin liên quan, tham khảo bài viết được In Bao Bì Quốc Minh chia sẻ ngay sau đây.

1. CMYK

CMYK là một trong những thuật ngữ ngành in ấn thường gặp, nhất là trong in offset. Nó là viết tắt hệ màu trong tiếng anh, gồm các màu:

Một số thuật ngữ thường dùng trong in ấn
Một số thuật ngữ thường dùng trong in ấn
  • C viết tắt của Cyan, màu lục lam
  • M viết tắt của Magenta, màu đỏ tươi
  • Y viết tắt của Yellow, màu vàng
  • K viết tắt của Black, màu đen. 

Khi trộn các giá trị khác nhau của 4 màu này, chúng ta sẽ thu được những màu sắc khác nhau. Để có thể tái tạo một các chính xác thì cần thông qua quá trình in dựa trên CMYK tương ứng. Việc sử dụng CMYK đem lại cho bạn sự nhất quán.

Lưu ý: Để đảm bảo quá trình in tốt và chính xác nhất, hãy chuyển tài liệu thiết kế cùng màu sắc sang CMYK trước khi đem đi in.

2. Khổ rộng

Khổ rộng thường có kích thước lớn hơn 16×20 inch và cần được in bằng máy chuyên dụng, chẳng hạn như biển quảng cáo, posters, banner…

Khi bạn cần in những ấn phẩm có thiết kế lớn, cần ưu tiên đến yếu tố đọc, chất lượng và sắc nét, đảm bảo rằng người ở xa cũng có thể đọc được nội dung một cách dễ dàng, chính xác nhất.

3. DPI

Rất nhiều máy in hoạt động trên cơ chế tạo ra các chấm nhỏ trên mỗi inch vuông để tạo ra hình ảnh, nhiều chấm đồng nghĩa với việc máy in đó có độ chính xác cùng chi tiết cao. Số chấm trên mỗi inch (DPI) là thước đo cho chất lượng in, nếu DPI thấp thì sản phẩm in sẽ không rõ nét và bị nhòe.

Thông thường, 300-600 DPI là tiêu chuẩn cho in ấn, nó còn phụ thuộc vào máy in và loại giấy bạn sử dụng.

Lưu ý: Việc tăng DPI sẽ làm tăng kích thước file lên nhiều lần, nên lưu từng tệp với DPI phù hợp. Tuy nhiên, DPI không phải công cụ có thể làm thay đổi được chất lượng hay kích thước hình ảnh. Việc tăng DPI không có nghĩa sẽ làm cho hình ảnh có chất lượng tốt hoặc sắc nét hơn.

Thuật ngử dùng để chỉ độ sắc nét của hình ảnh
Thuật ngử dùng để chỉ độ sắc nét của hình ảnh

4. Bảng màu Pantone (Pantone Colour)

Pantone Colour được xem là một trong những quy chuẩn về màu sắc trên toàn thế giới. Được thành lập vào năm 1963 và sở hữu một hệ thống phổ quét về kết hợp màu sắc với nhau.

Màu sắc trong bảng Pantone được xác định theo số lượng, công ty này đã phát triển hệ màu giúp bạn dễ dàng duy trì chất lượng in ổn định trên nhiều phương tiện khác nhau.

5. Các loại mực in

Hiện nay, các loại mực in phổ biến rộng rãi trong ngành in bao gồm:

  • Mực thể rắn (Solid) là một viên gạch màu dùng để in, được dùng bằng cách chà chúng lên vật phẩm được in. Muốn in màu rực rỡ thì mực Solid là lựa chọn hàng đầu.
  • Bột màu được làm từ một loại bột mịn, tồn tại trong thời gian dài mà vẫn duy trì  được thuộc tính của màu sắc.
  • Bột nhuộm là loại chất lỏng, ngâm để nó ngấm vào các sợi giấy giúp tạo màu. Màu này có thể tạo ra màu sắc rực rỡ nhưng hạn chế lớn nhất là dễ bị ẩm, nhòe và nhanh phai so với hai loại trên.

6. RIP

RIP là thuật ngữ ngành in chỉ bộ xử lý hình ảnh raster, được dùng để tạo hình ảnh raster phù hợp phục vụ quá trình in. Quá trình này sẽ biến bất kì files văn bản, hình ảnh, vector hay raster thành một files có độ phân giải cao mà thiết bị in vẫn có thể hiểu được.

7. In đè (Overprint)

Overprint là quá trình mà khi in, mực sẽ chồng lên nhau, thường được dùng để tạo hiệu ứng đặc biệt, chẳng hạn như màu sắc và bóng.

Tuy nhiên, nó có thể gây ra vài lỗi ngoài ý muốn như làm hai màu trộn vào màu nhau, không mau lại hiệu quả như mong đợi.

Thuật ngử thường dùng trong quá trình in ấn
Thuật ngử thường dùng trong quá trình in ấn

8. Đơn và Đa màu (Mono và Duotone Color)

Mono và Duotone trông có vẻ tương tự nhau nhưng lại khác nhau về thành phần. Kỹ thuật này được sử dụng đem lại cảm giác nghệ thuật hoặc mang tính cổ điển.

Duotone là hình ảnh được in bằng nhiều loại mực, nhằm tạo ra một hình ảnh có thang độ xám phong phú nhất. Khác với Mono, quá trình in Duotone có thể bao gồm việc dùng cả mực in đen. Hiện nay, Duotone là kỹ thuật linh hoạt giúp phục hồi các bức ảnh cho các dự án thiết kế.

9. Bleed- ngoài mép tờ giấy

Thuật ngữ ngành in ấn Bleed hay ngoài mép tờ giấy, có vai trò giúp máy in xác định chính xác tệp giấy để in, sao cho đúng vùng cần in và giấy sẽ được cắt theo kích thước phù hợp để màu được tái tạo một cách chuẩn nhất.

Tuy thống số của Bleed trong các máy in không giống nhau, nhưng bạn nên sử dụng với độ tràn màu từ 1/2 inch trở lên. 

10. Các loại giấy

Mỗi loại giấy sẽ cho ra một kết quả in khác nhau từ màu sắc đến chất lượng tổng thể. Các loại giấy in được dùng phổ biến nhất hiện nay:

  • Giấy tráng thường rất mịn, có độ bóng nhất định, được sử dụng cho tài liệu quảng cáo và tạp chí. Nó gồm một lớp hoàn thiện được thiết kế nhằm tăng cường hoặc cải thiện quá trình in ấn. Gồm 4 cấp độ như tráng sáng, cao, trung bình và giấy nghệ thuật.
  • Giấy không tráng là loại giấy văn phòng phổ biến, dùng cho việc ghi chép, in ấn và không bền theo thời gian.
  • Giấy in mờ sẽ không phải chiếu hay bị lóa
  • Giấy in bóng sẽ giữ được độ sắc nét và bản in sẽ sạch lâu hơn các chất thay thế khác.
Thuật ngữ thường được sử dụng khi in ấn
Thuật ngữ thường được sử dụng khi in ấn

>>> THAM KHẢO THÊM: Bao Bì Phức Hợp Là Gì? Ưu Điểm và Cấu Tạo

Phía trên là 10+ thuật ngữ ngành in ấn mà bạn cần biết, hy vọng qua bài chia sẻ của In Bao Bì Quốc Minh bạn đã có thêm các kiến thức hữu ích dành cho mình. Nếu có thắc mắc hay cần thiết kế – in ấn bao bì ni lông giá rẻ với giá ưu đãi, chất lượng thì liên hệ ngay cho hotline của chúng tôi để được hỗ trợ miễn phí 24/7 nhé.

Nguồn: In Bao Bì Quốc Minh 

Rate this post

0931.313.455

Chat ngay voi in bao bi quoc minh